Thông số kỹ thuật :

Transducer Type: Dynamic
Operating Principle: Open Air
Frequency Response: 20 - 20,000 hz
SPL 1mW: 99.8 dB
Normal Impedance: 32 ohms
Driver Matched dB: .1 dB

Headphones, Warranty, Grado story-sheet, 6.5mm Golden Adapter

Đang cập nhật

1. MỞ HỘP – THIẾT KẾ

 

_DSC5230

Hộp của SR125e không có gì khác biệt so với những mẫu Grado khác, chúng ta chỉ có thể phân biệt hộp thông qua tên model được in phía dưới hộp

 
_DSC5234

Mặt sau là những lời giới thiệu về GRADO

 
_DSC5231

Cạnh hộp với tên model và dòng tai nghe, SR125e thuộc dòng Prestige

 
_DSC5232

Truyền thống và thông điệp về sự chế tác thủ công bằng tay của Grado

 
_DSC5233

Tên hãng

 
_DSC5236

Mã vạch, website và dòng chế tác thủ công tại Brooklyn, NewYork, USA

 
_DSC5238

Mặt trong với hình ảnh của 3 người tượng trưng cho 3 thế hệ làm tai nghe của Grado cùng với rất nhiều lời giới thiệu về hãng cho thấy Grado là một hãng tai nghe rất giàu truyền thống trên thế giới

 
_DSC5239

Chiếc tai nghe nằm gọn gàng trong khay bông dày và êm

 
_DSC5240

Về tổng thể thiết kế SR125e gần như giống hệt SR60e và SR80e chỉ khác một chút về kích thước

 
_DSC5241

Vẫn là thiết kế mộc mạc giản dị quen thuộc

_DSC5242

_DSC5244

Earcup vẫn được làm từ nhựa đen, được in sắc nét mã tai nghe cùng với nắp lưới bằng sắt thông thoáng có thể nhìn rõ driver bên trong. Điều này cũng nói SR125e là một chiếc tai nghe dạng open chính hiệu, tuy không thể chống ồn nhưng sẽ mang lại một âm trường tuyệt vời cùng độ méo tiếng thấp nhất

 
_DSC5245

Miếng nhựa nối giữa earcup và headband khá đơn giản được in chữ L.R lớn để phân biệt phải trái

 
_DSC5249

Bên trái

 
_DSC5251

Bên trong khá đơn giản, không có nhiều chi tiết ốc vít như những mẫu tai nghe khác

 
_DSC5246

Thanh gắp earcup

 
_DSC5250

Pad được bọc da đậm chất thủ công

 
_DSC5253

Mở pad ra bên trong màng driver được bọc lưới trắng dày, pad của SR125e là pad bông dạng phẳng đeo rất êm và thoải mái

 
_DSC5254

Pad rất dày và khi hỏng ta có thể mua pad dễ dàng tại nhà phân phối SVHouse để thay thế dễ dàng

 
_DSC5255

Phần chia đôi dây tai nghe, dây của SR125e với kích thước khá lớn

 
_DSC5256

Jack cắm kèm adapter chuẩn 6,3mm

 
_DSC5257

Khi tháo adapter là jack cắm chuẩn 3,5mm dùng cho các thiết bị di động

2. CHẤT ÂM:

SR125e cũng giống như SR60e và SR80e của Grado, cho một cảm giác đeo vô cùng dễ chịu và thoải mái, thứ nhất do thiết kế open thông thoáng trong âm thanh, thứ 2 là pad bông phẳng mềm mại không gây áp lực quá nhiều lên vành tai khiến bạn có thể nghe nhạc vài ba giờ với SR125e hoàn toàn dễ chịu. Tuy nhiên có một điểm yếu chung của tất cả những tai nghe open đó chính là khả năng cách âm, bạn chỉ nên sử dụng SR125e ở nhà hoặc những nơi có độ ồn thấp, lúc đó sẽ phát huy được hết hiệu năng từ chiếc tai nghe.

Bass: Khi test những chiếc tai nghe Grado, những list nhạc rock hay metal là thứ không thể thiếu được, và với SR125e cũng thế, mình đã ngồi chăm chú nghe SR125e thuyết phục mình và mình đã nghe hết cả 1 album của Bức Tường lúc nào không hay. Vẫn là thứ bass gọn gàng và kiểm soát vô cùng tốt giống như những mã thấp hơn là SR60 và SR80 tuy nhiên ở SR125e mình có thể cảm nhận được lực bass mạnh hơn kha khá, không chỉ dừng lại ở những nhịp bass dồn dập thiên về speed, bass của SR125e cho một lực đánh rất căng và sâu, điều khá ít thấy ở những mẫu tai nghe Grado, âm bass rất tròn trịa, có body rõ ràng và lực đánh không quá gần tai, giữ một khoảng cách khá xa mang lại một cảm giác thông thoáng tuyệt vời trong âm thanh nhưng vẫn không thiếu đi một chất nhạc sôi động.

Có một điều mình mới khám phá ở SR125e chính là khả năng chơi nhạc vàng, US UK cũng rất ấn tượng, nhờ âm bass với lực mạnh mẽ hơn, bản nhạc trữ tình dường như được tiếp sức, thêm dày dặn, ấm áp và tình cảm hơn. Nếu so sánh với SR60e và SR80e thì mình thích bass của SR125e hơn cả, vẫn giữ được cái chất, sự kiểm soát tuyệt vời của Grado nhưng lực bass đã tăng lên rất đáng kể, rất đã tai và có thể nghe đa dạng các dòng nhạc hơn khá nhiều.

Mid: SR125e mang trong mình một trung âm khá quyến rũ. Nó vẫn giữ được sự mộc mạc vốn có như những mẫu tai nghe Grado khác, sự mộc mạc ở Grado khác khá nhiều so với sự mộc mạc ở Nocs, ở Grado là những trung âm gần với hướng tự nhiên, khá nature thì ở Nocs là thứ trung âm rất thật và tự nhiên. Ở SR125e, sự tự nhiên và mộc mạc ở dải mid là điều không thể bàn cãi, sự tách bạch giữa một âm bass chất lượng cũng là điều hiển nhiên, tuy nhiên có một thứ làm mình say đắm và thích thú đó chính là sự dày dặn đến từ âm mid, nếu độ dày trong âm mid của SR60 và SR80 ở mức 100% thì ở SR125e tăng lên khoảng 130%. Âm mid tự nhiên và dày hơn đồng nghĩa với việc chúng ta có thể nghe được rất da dạng các thể loại nhạc từ SR125e, kể cả những bản nhạc pop trữ tình cũng được SR125e thể hiện rất tốt và xuất sắc, điều mà mình chưa thấy được ở SR60e và SR80e ở những bản nhạc pop. Tiếng Lệ Quyên dày hơn, giàu nội lực và tình cảm hơn, không còn quá yếu ớt hay mỏng manh như trước. Đây là một trong những chiếc tai nghe Grado có trung âm làm mình thích thú nhất.

Treble: Không thể phủ nhận một âm treble tuyệt vời đến từ những chiếc tai nghe Grado, ở trong mức giá, SR60e và SR80e là những chiếc tai nghe không đối thủ về âm cao, đến SR125e thì lại còn để lại ấn tượng cho mình sâu sắc hơn thế. Đầu tiên phải nói là âm treble của SR125e rất sạch, tuy lên cao nhưng đã có một chút gì đó kiểm soát control tốt hơn SR60e và SR80e, những nốt cao được tự do tung hoành và không lo sợ bị vướng bận vào bất cứ dải nào. Những tiếng guitar cứ lang thang nhẹ nhàng thanh thoát nơi chính giữa 2 tai, những nốt ngân cao của ca sĩ đã đạt đến ngưỡng ngút ngát trong âm vực, đối khi vừa nghe nhạc mà đến chính tôi cũng không thể tin chiếc tai nghe này có giá chỉ 4 triệu đồng.

Tổng kết lại, tôi cũng không biết phải nói thêm gì về SR125e, chỉ có thể nói rằng nó quá tuyệt vời trong phân khúc giá và tôi dám chắc đây cũng là một mẫu tai nghe không đối thủ trong phân khúc của Grado, đặc biệt hơn, SR125e sẽ vô cùng thích hợp cho các bạn nghe đa dạng các dòng nhạc và muốn tận hưởng một thế giới audiophile chất lượng.