Inputs:
1x Micro USB 768KHz/32-Bit Capable
1x 3.5mm Jack Coaxial 768KHz Capable [Special Option]
1x Optical TOSLINK 192KHz/24bit Capable
1x Micro USB Charging Port
Outputs:
2x 3.5mm Headphone Jacks
Technical Details:
Output Power @ 1KHz
600 OHMS 35mW
8 OHMS 720mW
Output Impedance: 0.075
Dynamic Range of 125dB
THD @ 3v - 0.00017%
4 Hours Charge Provides [up to] 10 Hours Play Time
Đang cập nhật
Chưa bàn tới việc nghe hay hay không, nhưng với một thương hiệu luôn ở tầm cỡ Hi-End với các sản phẩm thường ở mức 8.000 bảng Anh trở lên như Chord Electronics, thì việc ra mắt một bộ giải mã DAC và ampli dành cho smartphone với giá chỉ từ 400 bảng Anh như Chord Mojo dường như đã là một điều rất cố gắng.
Thiết kế & ngoại hình
Thiết kế của sản phẩm này làm cho tôi thấy nó giống như một phiên bản giản lược của Hugo nhiều hơn là một sản phẩm mới hoàn toàn. Thực chất, Mojo vẫn được làm theo dạng nhôm nguyên khối, cắt gọt bằng máy với độ chính xác cực cao. Tên sản phẩm cũng là sơn vẽ lên thân vỏ, chứ không còn là khắc chìm như trước đây.
Kích thước của Mojo khá nhỏ, chỉ nằm trong lòng bàn tay, mà vẫn đầy đủ các tính năng ăn chơi, bao gồm 3 cổng nhận tín hiệu digital dạng USB, đồng trục coaxial và cổng quang Optical. Chord đã tách chức năng sạc và truyền dữ liệu ra 2 cổng microUSB, nhờ vậy ngay cả khi cắm với máy tính thì pin cũng không cần phải sạc liên tục. Đặc biệt, Mojo được thiết kế với 2 cổng xuất âm 3,5mm hoạt động song song, nhưng lại không điều khiển mức âm lượng riêng cho từng cổng được.
Khi hoạt động, nhất là khi chơi nhạc DSD, thân Mojo có xu hướng tỏa nhiệt ở mức ấm, dù vậy bên trong thiết bị đã được tích hợp sẵn một phần mạch nhỏ có tác dụng đo nhiệt độ và tự động tắt máy khi quá nóng, do vậy các bạn không cần lo lắng về độ bền của máy khi sử dụng.
Để kết nối Mojo với điện thoại, người dùng sẽ cần mua thêm cáp Apple Camera Connection Kit (với iPhone, iPad), hoặc cáp USB OTG (với các thiết bị Android), sau đó nối thêm một cáp USB to microUSB. Còn để chơi với laptop thì có sẵn cáp MicroUSB đi kèm. Đây cũng là thứ phụ kiện duy nhất đi kèm với Mojo, và sẽ tốt hơn nếu như Chord cho đi kèm thêm một vỏ cao su hay bao vải, bao da để bọc Mojo, tránh xây xước.
Thoạt nhìn, tôi cứ nghĩ trên thân Mojo có 3 chiếc đèn khá đặc biệt, song thực ra đây cũng là 2 nút điều khiển chính của sản phẩm, bao gồm nút nguồn và tăng giảm âm lượng. Ngay khi bật máy lên, 3 nút này cũng đều sáng dậy, khi đó nút nguồn sẽ kiêm luôn đèn báo mức tần số lấy mẫu (sample frequencies) từ 44.1kHz ở màu đỏ, cho tới 786kHz chuyển sang tím nhạt, và cuối cùng là DSD gần như trắng. Hai nút âm lượng cũng sẽ thay đổi màu khi điều chỉnh. Đây có thể coi là một điểm độc đáo và rất riêng của Chord Electronics.
Người dùng nên sử dụng cục sạc tốt với đầu ra cỡ 5V 1A để sạc cho Mojo thay vì sử dụng cổng USB của máy, nếu không bạn sẽ phải chờ khá lâu để sạc đầy. Nếu chỉ sạc chứ không sử dụng song thì thường sẽ mất khoảng 4 giờ để Mojo đầy pin. Nhưng nếu vừa sạc vừa dùng thì có thể mất tới 6-8 giờ.
Trải nghiệm sử dụng & đánh giá âm thanh
Về cơ bản, Chord Mojo có thể xử lý được cả nhạc DSD256 hoặc PCM 32bit/786kHz. Tôi không nghĩ rằng mọi người sẽ nghe nhạc với tiêu chuẩn cao như vậy, song thông số vẫn khá ấn tượng. Ở sản phẩm mới này, Chord vẫn tiếp tục sử dụng chip DAC FPGA dựa trên nền tảng Xilinx Artix 7 cho sản phẩm này thay vì các chip DAC có sẵn.
Rob Watts, một trong số kỹ sư chính của Chord Electronics, đồng thời là cha đẻ của Hugo, cho biết: Thực tế là Mojo được chia sẻ bộ mã nguồn gần như y hệt so với Hugo, song được chỉnh sửa để đáp ứng được tần số lấy mẫu 768kHz nhờ bộ lọc Watts Transient Aligned mới.
Mạch ampli của Mojo vẫn ở dạng Class A, nhưng sử dụng 6 tụ nhỏ thay vì 3 tụ lớn như Hugo. Dù nhỏ xíu, nhưng công suất của Mojo khá lớn và đủ sức để có thể chơi cả các tai nghe có trở kháng lên tới 800 Ohm một cách dễ dàng mà không gặp phải nhiều khó khăn.
Ở gu cá nhân, tôi không thích chất âm của Mojo cũng như Hugo trước đây. Rõ ràng đây là một trong những bộ DAC kiêm ampli di động tốt nhất tôi từng thử, song nó lại hơi ngả ấm và dày một chút khi so với chiếc máy nghe nhạc Astell & Kern Ak100 mkII của tôi.
Còn lại thì Mojo rất tuyệt. Lần này, tôi thử với cáp USB đi kèm (với chất lượng cơ bản), tai nghe inear Custom Art Music Two và trình nghe nhạc Foobar 2000 trên nền Windows 10. Có rất nhiều điểm mà Mojo thuyết phục được tôi ngay cả ở mức giá không hề thấp, mà đầu tiên là tốc độ. Mojo đáp ứng nhanh như laser vậy. Âm thanh gọn, chính xác và dứt khoát khi tôi nghe Tears in Heaven của Eric Clapton.
Mojo thực sự có độ chi tiết tốt, chứ không phải cố tình đẩy một vài đoạn lên nổi bật hơn để tạo cảm giác chi tiết giả như phần lớn các sản phẩm bình dân và trung cấp. Do vậy, cảm giác nghe ban đầu trên Mojo có thể không gây ấn tượng mạnh, cần thời gian để nhận ra rằng âm thanh của Mojo đi theo hướng tự nhiên, không gây méo bản nhạc. Chi tiết và đầy đặn thể hiện ở dải trầm, là điều không hề dễ dàng với các thiết bị ở tầm dưới 1.000USD.
Bass của Mojo không nhiều để chơi EDM đủ “ép phê”, nhưng Chord làm ra thiết bị này để nghe được hầu hết dòng nhạc, chứ không cho một nhóm đối tượng duy nhất. Nó chơi dứt khoát, lan tỏa vừa đủ để không bị vón cục, nhưng lại không bị kéo đuôi và dính lại.
Nói là vậy, nhưng Mojo khó có thể thực sự hoàn hảo. Đôi khi tôi vẫn cảm thấy dải trung âm của hơi nổi lên một cách cố tình, tùy thuộc vào bản nhạc và thiết bị phối ghép.
Điểm đáng quý là dường như Mojo thậm chí còn có nền sạch sẽ hơn cả đàn anh của mình. Do đó, việc dùng tai nghe inear với Mojo cũng là lựa chọn không tồi. Âm trường của Mojo chưa thật sự rộng rãi lắm, cho dù âm hình là khá tốt, rõ ràng.
Nếu chưa ưng ý với CEntrance HiFi-M8 thì cũng đừng vội buồn, bởi đó là quá khứ. Giờ đây, chúng ta có một lựa chọn khác, mà theo tôi thì toàn diện hơn, và được chăm chút kỹ lưỡng hơn. Đó không phải chuyện lớp sóng sau xô lớp sóng trước, mà là kẻ thức thời hơn.